Hướng dẫn tạo hồ sơ làm việc trên freelancerViet
freelancerViet là nền tảng tuyển dụng uy tín hàng đầu tại Việt Nam với hơn 300.000 freelancer và hơn 70.000 doanh nghiệp.
Trong lần nâng cấp phiên bản mới, mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo nhà tuyển dụng sẽ tuyển đúng người và ứng viên có thể tìm đúng việc. Chính vì vậy, một quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt được ra đời.
freelancerViet tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ của các freelancer cũ và kiểm duyệt thông tin của các freelancer mới, sao cho: tất cả thành viên trên freelancerViet đảm bảo có đầy đủ thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và tính xác thực cao.
Đối với những hồ sơ thiếu thông tin quan trọng sẽ bị loại ngay lập tức và nhận hỗ trợ trực tiếp từ phía bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi.
freelancerViet tin rằng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một hồ sơ đầy đủ thông tin là vô cùng cần thiết.
Dưới đây là hướng dẫn cách tạo hồ sơ trên freelancerViet để hồ sơ của bạn luôn nổi bật giữa hàng tá hồ sơ khác:
- Ả
nh Đại Diện Sắc Nét
Bạn cần sử dụng các hình ảnh chân dung với độ phân giải cao, không qua chỉnh sửa quá nhiều, trang phục chỉnh chu, sạch sẽ là điểm cộng cho hồ sơ của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Hoặc bạn có thể nhấp vào nút Nhập hồ sơ từ LinkedIn để chuyển ảnh đại diện và một số thông tin khác từ tài khoản LinkedIn của bạn sang hồ sơ freelancerViet. Sử dụng cách này có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
2. Cách Viết Mục Chức Danh
Khi xem một hồ sơ của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến chức danh của ứng viên đầu tiên. Đây là phần quan trọng để nhà tuyển dụng biết được bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào.
Nếu bạn nghĩ chỉ cần viết đại khái hay sơ sài phần chức danh thì khả năng hồ sơ của bạn bị loại là rất cao. Lời khuyên từ các nhà tuyển dụng đối với phần chức danh:
- Đơn giản & Súc tích: Chọn các từ khóa thể hiện công việc/lĩnh vực theo cách trực tiếp nhất, không lan man.
- Rõ ràng: Viết ít nhất 10 từ cho phần chức danh, gọn gàng và rõ ràng. Mẹo làm nổi bật chức danh của bạn là sử dụng thuật ngữ như “Chuyên gia” hoặc thêm một số công việc khác có liên quan.
3. Cách Viết Tóm Tắt Bản Thân
Tóm tắt bản thân là phần mà bạn cung cấp thông tin sơ lược về trình độ, kinh nghiệm và thành tích mà bạn đạt được. Trong 4 câu đầu của phần tóm tắt, hãy cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng chuyên ngành và điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Nếu bạn làm tốt phần tóm tắt, bạn sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá.
Mẹo viết tóm tắt bản thân hay:
- Bộc lộ điểm mạnh và kỹ năng cốt lõi liên quan đến công việc mà bạn muốn thực hiện.
- Tóm tắt kinh nghiệm làm việc trước đây bao gồm kỹ năng chính cho từng công việc.
- Cho nhà tuyển dụng thấy thành tích đã đạt được và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
4. Cách Viết Phần Học Vấn
Hãy liệt kê chính xác tên trường mà bạn đã theo học và thời gian học tập tại đó. Thông tin về quá trình học vấn rất quan trọng, ngay cả khi trường bạn học không liên quan đến công việc hiện tại. Lưu ý không nên đưa quá trình học tập cấp 1, 2 hay 3 vào nhé.
Nếu bạn không tham gia vào bất kỳ trường học chính quý nào, không sao cả, bạn có thể thêm tên những khóa học online hay bất kỳ khóa học nào mà bạn từng tham gia.
5. Cách Viết Phần Kinh Nghiệm Làm Việc
Đây được coi là phần rất quan trọng của 1 hồ sơ ứng tuyển bởi qua phần này nhà tuyển dụng sẽ biết được khả năng thực sự của bạn đến đâu, có phù hợp với vị trí ứng tuyển không.
Tại phần này bạn cần nêu ra việc đã từng làm việc tại công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì? Mô tả ngắn gọn và súc tích.
6. Cách Viết Dự Án Đã Thực Hiện
Thông qua những thông tin về các dự án bạn đã thực hiện trước đây, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá được năng lực làm việc của bạn một cách chính xác.
3 Yếu tố cần có trong phần thông tin dự án:
- Đảm bảo viết chính xác tên dự án và vai trò của bạn trong dự án đó.
- Mô tả công việc của bạn để hoàn thành các yêu cầu từ khách hàng.
- Kết quả dự án.
7. Cách Viết Phần Kỹ Năng
Nhà tuyển dụng thường khá chú trọng, xem xét cũng như đánh giá những kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không thông qua những kỹ năng để đánh giá trình độ cũng như khả năng đáp ứng công việc. Lưu ý hãy sắp xếp những kỹ năng chính ở đầu tiên.
8. Cách Viết Thư Đánh Giá Năng Lực
Thư đánh giá năng lực sẽ giúp bạn tăng độ uy tín và tin cậy trong mắt các nhà tuyển dụng. Bạn có thể nhờ sếp cũ, đồng nghiệp cũ, khách hàng cũ hoặc những người từng có liên quan đến công việc của bạn để viết thư đánh giá năng lực giúp bạn.
Bạn đừng lo sẽ làm phiền người khác nếu bạn thể hiện sự khôn khéo bằng việc cung cấp một mẫu thư đánh giá năng lực và họ chỉ cần làm theo mẫu thư đó.
Cập nhật đầy đủ và cụ thể các thông tin cá nhân, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc đều là những bước rất đơn giản nhưng có thể giúp bạn tiếp cận và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng một cách hiệu quả nhất.
Bắt đầu cập nhật lại hồ sơ của bạn tại : https://freelancerviet.vn/
Chúc bạn may mắn!